Cà phê cao cấp: Xu hướng kinh doanh phối hợp

Chỉ riêng TP.HCM, ước tính có gần 1.000 quán cà phê, tập trung chủ yếu ở các quận 1, 3 và Phú nhuận. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tuần, con số gần 1.000 này vẫn là chưa đủ để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn. Với các nhà đầu tư, đây chính là cơ hội.

Ngày nay, mọi người đến quán cà phê không đơn thuần chỉ để uống mà là để “thưởng thức”. không gian, phong cách ấn tượng của quán. Thành phố có gần 1.000 quán cà phê nhưng không phải quán cà phê nào cũng tạo được sức hút đối với mọi người. Những quán cà phê được yêu thích nhất đều là những quán có phong cách và thuộc đẳng cấp kinh doanh chuyên nghiệp. Điều đó cho thấy cơ hội kinh doanh loại hình này một cách chuyên nghiệp vẫn còn rất lớn mặc dù khá kén người kinh doanh.


Đầu tư cho thiết kế: sẵn sàng chi tiền tỉ

Đối với bất kỳ cơ sở kinh doanh nào, bộ mặt luôn là yếu tố quan trọng. Với quán cà phê cao cấp, đây là yếu tố hàng đầu thu hút khách. Chính vì thế việc đầu tư cho bộ mặt của quán cà phê luôn làm đau đầu các nhà đầu tư.

Để có một quán cà phê bắt mắt, tạo ấn tượng khác biệt với gần 1.000 quán cà phên sẵn có, nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại đầu tư bạn tỉ cho nhu cầu ngắm của khách hàng. Ông V.Q.T chủ quán cà phê, phòng trà M đã chi 8,5 tỉ đồng cho xây dựng cả 2 loại hình, 2,2 tỉ đồng cho trang trí nội thất, thiết kế quán, âm thanh ánh sáng; gần 4 tỉ đồng dành riêng cho phòng trà. Ông Đoàn Minh Tuấn chủ quán cà phê Grammy cũng chia sẻ: “Tôi đã gom tất cả tiền dành dụm từ 13 năm đi quay video clip mới sở hữu được Grammy”. Mới đây, ông Hồng Thanh Phong chủ quán cà phê Hi-End cho biết, ông đã phải chi 2,4 tỉû đồng để có được quán Hi-End: 800 triệu đồng cho mặt bằng và và thiết kế quán, 1,6 tỉ đồng cho dàn âm thanh hand-made (ở TP.HCM chỉ có 2 quán có dàn âm thanh này: Hi- End và Audiophile).


Điểm nhấn: phần hồn thể hiện sự độc đáo

Sau phần “xác” là đầu tư cho phần “hồn”. Linh hồn của các quán cà phê chính là không gian mang phong cách riêng của nó. Để tạo được không gian mang phong cách riêng, ấn tượng, các nhà đầu tư phải có cái nhìn thẩm mỹ, kiến thức, sự am hiểu về một lĩnh vực nghệ thuật nào đó đủ để thuyết phục khách hàng.

Quán cà phê Hi-End nổi tiếng với dàn âm thanh cao cấp và một dòng nhạc Jazz truyền thống. Grammy hấp dẫn bởi những buổi diễn tấu piano và violon, Nirvana ấn tượng với không gian thiền hoài cổ... Có rất nhiều phong cách để các nhà đầu tư lựa chọn: âm nhạc, hội họa, hiện đại, hoài cổ, thiền… Nhưng với phong cách đã lựa chọn, nhà đầu tư phải phát huy được vẻ đẹp đặc trưng của nó.


Ca phe cao cap Xu huong kinh doanh phoi hop


Xu hướng kinh doanh phối hợp

Kinh doanh quán cà phê, nhà đầu tư phải liên tục tái đầu tư quán để luôn tạo cảm giác mới mẻ để có thể vừa giữ khách quen, vừa thu hút thêm khách mới. Ngoài chi phí tu bổ cho bộ mặt của quán còn phải tu bổ cho linh hồn của nó bao gồm nâng cấp những dịch vụ sẵn có và trang bị thêm dịch vụ mới. Chi phí cho một lần nâng cấp khoảng 50-100 triệu đồng/năm, tùy theo khuôn viên và trang thiết bị của quán lớn hay nhỏ, nhiều hay ít. Một số các dịch vụ tiện ích, có chi phí không cao, có thể trang bị cho quán như : Wifi, tặng quà trong ngày lễ, khuyến mãi vào các ngày cố định…

Điển hình như dịch vụ Wifi (internet không dây) đang là một trong những dịch vụ được ưa chuộng. FPT, đơn vị cung cấp dịch vụ Wifi của đa phần các quán cà phê, hiện có chính sách hỗ trợ miễn phí 1 năm chi phí dịch vụ cho các quán cà phê muốn đầu tư dịch vụ này lâu dài. Sau đó, mức phí sẽ là 1 triệu đồng đến 1,2 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vẫn có thể dùng loại hình kinh doanh quán cà phê cao cấp này như một show room để giới thiệu cho mặt hàng kinh doanh khác như quán cà phê Nirvana một show room sản phẩm trang trí nội, ngoại thất; cửa hàng CD Hi-End bên cạnh quán cà phê Hi-End, quán cà phê Zenta nhận tổ chức các buổi họp báo, giới thiệu sản phẩm... Như vậy, việc kinh doanh loại hình quán cà phê cao cấp không còn đơn thuần là bán thức uống giải khát. Nhiều nhà đầu tư ngay từ khi có ý ưtởng kinh doanh quán cà phê cao cấp đã nhìn thấy nhiều cơ hội để thu lợi nhuận từ những ý tưởng kinh doanh kết hợp.


Bài toán lãi và lỗ

Giá thức uống hay món ăn ở các quán cà phê cao cấp nhìn chung thấp nhất là 20.000 đồng. Chỉ cần làm phép tính đơn giản, mỗi ngày nhà đầu tư thu hút được 1.000 khách (trung bình 12 lượt khách cho khuôn viên 40 bàn) thì một tháng đã có doanh thu 600 triệu đồng. Nếu như chiếm được sự hài lòng của khách, chắc chắn nguồn lợi thu về từ kinh doanh quán cà phê cao cấp là con số vô cùng hấp dẫn.

Chẳng hạn, quán cà phê-phòng trà M đạt được doanh thu hành tháng lên đến 1,2 tỉ đồng. Để làm được điều đó, nhà đầu tư phải là người biết kinh doanh và chấp nhận thiệt hại tạm thời để thu lợi nhuận lâu dài. Thời gian đầu hoạt động, các nhà đầu tư phải chấp nhận lỗ và hòa vốn từ 6 tháng đến 1 năm. Sau 3-5 năm sẽ thu lại được nguồn vốn đầu tư ban đầu, tùy theo vốn đầu tư nhiều hay ít. Kinh doanh không phải lúc nào cũng mang về lợi nhuận mà luôn đi kèm những yếu tố rủi ro. Trong kinh doanh quán cà phê cao cấp, tỉ số giữa rủi ro và thành công là 50-50. Không ít quán cà phê cao cấp được đầu tư rất nhiều, thiết kế rất kỹ nhưng cũng không sống được bao lâu vì không nắm bắt được “gu” của khách hàng.

Ngoài những yếu tố khó khăn khách quan như xin giấy phép, tìm kiếm mặt bằng đẹp, chuẩn bị nguồn vốn lớn, nhà đầu tư phải nắm bắt được thị hiếu của từng đối tượng khách mà mình muốn phục vụ. Cơ hội làm giàu vẫn thuộc về những người biết đi đúng hướng.


(Theo Tạp chí NHỊP CẦU)


Mời đánh giá Chất lượng bài viết, cám ơn!

Có 0 đánh giá cho thảo luận, bài viết này

Ý KIẾN BÌNH LUẬN


Thông tin nhóm

Loại nhóm: Nhóm công khai

Thành viên: 7  |  Sinh nhật: 4/4

Bài viết: 3  |  Bình luận: 0

Lượt xem: 61278

Thành viên Sáng lập

Ông Phạm Việt Anh

Giám Đốc

Thành viên nổi bật


ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU